Monday, September 16, 2024

Hoài Cảm Lệ Thu ASIA

Hoài Cảm Lệ Thu

 
Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng.

Nhìn những lần thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng.

[ĐK:]
Gió heo may đã về
Chiều tím loang vỉa hè
Và gió hôn tóc thề
Rồi mùa thu bay đi
Trong nắng vàng chiều nay
Anh nghe buồn mình trên ấy
Chiều cuối trời nhiều mây
Đơn côi bàn tay quên lối
Đưa em về nắng vương nhè nhẹ.
Welcome to Yeucahat.com

Đã mấy lần thu sang
Công viên chiều qua rất ngắn
Chuyện chúng mình ngày xưa
Anh ghi bằng nhiều thu vắng
Đến thu này thì mộng nhạt phai.



Vàng Thu Lá đổ




Thu Sầu
Lam Phương

Quang Dũng hát

Lá vàng rơi rụng ngoài hiên
Gió se se lạnh lan viên khai màu
Úc châu Lan Kiếm khởi đầu
Sydney orchid ngạt ngào hương lan
Đăng Lan hương sắc tuyệt trần
Hồ Điệp Vũ Nữ rực vầng hào quang
Mùa thu cây đổ lá vàng
Vàng thu lá đổ mây ngàn vấn vương
Nhớ Việt Nam khóc cố hương
Thân tôi phận kẻ tha phương xứ người
Chén cơm manh áo rả rời…

Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ
Trời chiều man mác buồn nát con tim
Lệ tình đẫm ước tà aó trinh nguyên
Kỷ niệm êm đềm còn in trên giấy


Người ôm thương nhớ ra đi từ đấy
Trời đày hai đứa vì thiếu tơ duyên
Rừng còn thay lá tình vẫn chưa yên
Thương chi cho lắm giờ cũng xa nhau


Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu
Nhịp cầu ô thước hẹn đến mai sau
Ngày dài nhung nhớ mình cũng như nhau
Trên cao bao vì sao sáng ..
rừng vắng có bao lá vàng
Là bấy nhiêu sầu ...


Người đi hoa lá chết trong niềm nhớ
Người về lặng lẽ tình vẫn bơ vơ
Thà rằng chôn kín mộng ước bên nhau
Quên đi cho hết một kiếp thương đau



Một Thuở yêu đàn - Trình bày Lệ Thu - Tác giả Hoàng Trọng


http://www.youtube.com/w...creen&v=0VCn2Tp_WPc



Thu buổi chiều - Hữu Nguyệt

Có một mùa thu lá vàng không bay
Cứ đậu lại để chờ đám cưới
Đằng sau vầng trăng là mùa thu trăm tuổi
Anh níu lại buổi chiều này cho một chuyến đi xa
.
..




Thu tàn - Mai hoài Thu


Thu tàn sầu úa , lòng cố quạnh
Nắng nhạt mờ phai tựa bóng mây
Mơn man gió thổi chiều hiu quạnh
Ngập cả hồn thu xác lá vàng




Bên Bờ Quanh Hiu

Hoài Thương Trang



Một. Hai. Ba . Bốn
Lá vàng rơi
Ngàn cánh thu bay nhẹ vào đời
Xôn xao nỗi nhớ. Từng nỗi nhớ
Giọt tình vương lạnh
Hạt sương rơi

Một. Hai. Ba . Bốn
Nỗi buồn trôi
Mây tím không gian giăng ngập trời
Thu đến thu đi. Còn ai đợi
Giữa bờ thương nhớ
Lá sầu rơi

Một. Hai. Ba. Bốn
Mảnh trăng vơi
Vụn vỡ trên sông nước gọi mời
Sóng vỗ ru ngàn thu hấp hối
Bên bờ hiu quạnh.
Với đơn côi !!!


Đâu Phải Bởi Mùa Thu -
Nhạc: Phú Quang / Trình bày Siu Black


 http://youtu.be/f6Y-GnYHeVo

Em ru gì, lời ru cho đá núi,
đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian.
Em ru gì! lời ru cho biển khơi,
Biển khơi biết bao giờ ngừng lại.
Em ru gì! lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố.
Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha.
Câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
Thôi đừng hát ru ... thôi đừng ray rứt ...
Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.

Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc,
Nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai,
Em ru gì, lời ru cho ngày mai,
Thời gian có bao giờ trở lại,
Em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố,
Em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha,
Câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,
Thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt,
Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.





Thu đã chuyển mùa phải không em ?
Vàng lạnh nẻo xưa lá phủ mềm
Bước ai xa vắng ... nghe xao động
Có phải em về trong gió êm?

Cứ ngỡ em về hát khúc xưa
Ru lòng giấc ngủ rất dại khờ
Phong ba để lại đời mưa gió
Xa thẳm chốn nào em có mơ?

Hãy về qua gió rét mưa sa
Khơi đóm lửa khuya sưởi đêm già
Dẫu chưa thắm lửa hồn vẫn ấm
Lạnh mấy đêm dài đông sẽ qua

Giấc tàn thu
 
 
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Lệ Thu – Một đời ca hát lẫy lừng
******************
Trong làng nhạc trữ tình miền Nam trước năm 1975 với hàng trăm ca sĩ nổi tiếng, người ta thường nhắc nhiều nhất đến 3 nữ danh ca, đó là Thái Thanh, Khánh Ly và Lệ Thu. Điều đó cho thấy đóng góp to lớn của những nữ ca sĩ này trong tân nhạc Việt Nam.
Nếu như tên tuổi Thái Thanh đi liền với nhạc Phạm Duy, Khánh Ly thường được gắn với nhạc Trịnh Công Sơn, thì tên tuổi của Lệ Thu không đi liền với bất kỳ nhạc sĩ nào, nhưng cô là người trình bày rất thành công nhạc của rất nhiều nhạc sĩ là Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trường Sa, Cung Tiến… và nhiều ca khúc tiền chiến, trữ tình khác trước năm 1975.
Ca sĩ Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hải Phòng và trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông, tại đây cô được theo học đàn piano từ nhỏ. Lệ Thu là người con duy nhất còn lại trong số 8 anh chị em, 7 người còn lại bị mất từ sớm. Năm 1953 Lệ Thu cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.
Tại Sài Gòn, gần nhà có một ông thầy dạy guitar và Lệ Thu theo học đàn hát được một thời gian. Cô cũng có mặt trong ban thiếu nhi của nhạc sĩ Ngọc Bích mang tên Tuổi Xuân, gồm có các tên tuổi mà sau này đều trở thành tên tuổi lớn là Mai Hương, Khánh Ly, Quỳnh Giao.
Ca sĩ Lệ Thu từng nói rằng cô đã gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp rất suôn sẻ, ít gặp phải chướng ngại lớn. Khởi đầu sự nghiệp lừng lẫy của Lệ Thu chỉ là một sự tình cờ. Đó là vào năm 1959, khi vẫn còn đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers ở Tân Định, Lệ Thu đi ăn sinh nhật người bạn cùng trường tại phòng trà Bồng Lai. Lúc đó bạn bè biết cô hát hay nên đề nghị lên hát góp vui, và Lệ Thu đã chọn hát bài hát đầu tiên là Tà Áo Xanh. Ông chủ của phòng trà cũng có mặt đêm đó, nhận thấy khả năng lớn của một cô gái mới 16 tuổi nên muốn mời cô hợp tác với phòng trà.
Ban đầu Lệ Thu từ chối vì mẹ không thích cho đi hát chuyên nghiệp. Ông chủ đề nghị cô chỉ khoảng 2,3 bài mỗi đêm từ 9h-10h tối nên cô đồng ý và bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình với một mức thù lao rất hậu hĩnh đối với cô gái còn đang đi học.
Mỗi ngày Lệ Thu vắng nhà 1 tiếng đồng hồ và giấu mẹ nói là tới nhà bạn để học. Tuy nhiên sau đó thì mẹ cô cũng biết và cấm cửa ở nhà, ông chủ phòng trà Bồng Lai phải tới thuyết phục và mời mẹ của cô đến phòng trà nghe con gái hát. Nhìn thấy tận mắt con gái được khán giả tận thưởng nồng nhiệt sau mỗi bài hát, cuối cùng mẹ của Lệ Thu cũng đồng ý.
Sau phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với Trúc Lâm Trà Thất của nhạc sĩ Mạnh Phát, sau đó nữa là vũ trường Tự Do vào năm 1962.
Thời gian đầu đi hát, Lệ Thu chủ yếu hát nhạc ngoại quốc giống như các đàn chị là Bích Chiêu, Bạch Yến, và bài hát nhạc Việt đầu tiên mà cô thu trong dĩa Sóng Ngọc là Xin Mặt Trời Ngủ Yên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ đó Lệ Thu cảm thấy thích thú với nhạc Việt nên hát thêm một số ca khúc khác của Trịnh Công Sơn là Lời Buồn Thánh, Diễm Xưa… Một thời gian sau, Trịnh Công Sơn sáng tác bài Hạ Trắng và mời Lệ Thu hát thu âm đầu tiên vào dĩa nhựa.
Như vậy trước Khánh Ly thì ca sĩ Lệ Thu hát nhiều nhạc Trịnh nhất. Thời điểm nửa đầu thập niên 1960, Khánh Ly đã chuyển lên sinh sống ở Đà Lạt, và người được Trịnh Công Sơn mời đi hát du ca đầu tiên ở các trường đại học là Lệ Thu. Tuy nhiên cô chỉ tham gia được một thời gian ngắn thì được Jo Marcel mời hát độc quyền ở phòng trà Queen Bee, vì không còn thời gian nên Lệ Thu không đi hát du ca như vậy nữa, thay thế cô là ca sĩ Khánh Ly từ năm 1967, được Trịnh Công Sơn mời về từ Đà Lạt.
Từ sau đó Lệ Thu dần nổi tiếng và trở thành một ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn và được báo giới gọi danh hiệu là “nữ hoàng phòng trà”. Nhà văn Duyên Anh, sau khi nghe Lệ Thu ca “Ngậm Ngùi” ở phòng trà Queen Bee, đã viết một bài báo gọi cô là “Giọng hát vàng mười”, nghĩa là giọng hát quý như vàng không có pha trộn.
Ca sĩ Lệ Thu từng lý giải cho thành công tột bậc của mình giữa rất nhiều ca sĩ khác, đó là vì giọng hát alto của cô rất khác biệt được lấy hơi từ bụng, mới lạ so với các đàn chị thường hát giọng mũi, nên được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do và Ritz. Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee. Ngoài việc đi hát hàng đêm cô còn ký giao kèo thu âm băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát. Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do cho đến khi vũ trường này bị nổ hơn một năm sau.
Lệ Thu cũng tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân đội và Mẹ Việt Nam và thu âm cho nhiều băng nhạc. Cô cùng với chồng lúc đó là ký giả Hồng Dương cũng thành lập hãng băng riêng và phát hành được một số băng nhạc tiếng hát Lệ Thu, nhưng băng nhạc Lệ Thu nổi tiếng nhất trước năm 1975 có lẽ là Sơn Ca 9 do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện.
Những hãng băng dĩa mà Lệ Thu hợp tác thu âm trước năm 1975: hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Capitols.
Thâu băng cho các chương trình Shotguns, Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương, Diễm Ca, Nhã Ca, Thương Ca, Việt Nam, Cỏ May-Duy Khánh, Sơn Ca-Continental-Premier, Nhạc Trẻ, Song Ngọc, Siêu Âm, Bảo Thu, Anh Việt Thu, Trần Ngọc Đức, Jo Marcel, Mây Hồng.
Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975.
Lệ Thu cũng là một trong những nữ ca sĩ được nhiều nhạc sĩ viết nhạc cho nhiều nhất, có thể kể đến Nước Mắt Mùa Thu của Phạm Duy, Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa, Chiếc Lá Thu Phai của Trịnh Công Sơn.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Lệ Thu đến phi trường, bước chân đến máy bay chuẩn bị đi di tản, nhưng rồi cô quyết định quay về vì còn mẹ ở lại, và cô là con gái duy nhất.
Sau đó Lệ Thu nhận lời gia nhập đoàn kịch Kim Cương để đi trình diễn những ca khúc nhạc mới và có những thành công nhất định với các bài Tự Nguyện, Hà Nội Niềm Tin Và Hy Vọng. Khoảng năm 1978, Lệ Thu có mở một hàng cà phê mang tên con gái út là Thu Uyển trên đường Phan Tôn, Tân Định với sự cộng tác của Thanh Lan và nhạc sĩ Lê Văn Thiện.
Tháng 11 năm 1979, Lệ Thu cùng con gái út vượt biển đến Pulau Bidong, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980. Hai năm sau hai người con gái lớn của Lệ Thu cũng vượt biên và đoàn tụ với Lệ Thu tại nam California.
Tại Hoa Kỳ, Lệ Thu tiếp tục đi hát và thu âm trong rất nhiều băng đĩa nhạc tại hải ngoại. Từ năm 2007, cô bắt đầu trở về nước để biểu diễn cho đến nay.
¤¤¤¤¤
NĐK


 


  
 

No comments:

Post a Comment